Giúp người cao tuổi hiểu và phòng chống thông tin xấu độc trên không gian mạng

Thứ ba - 03/10/2023 09:06 454 0
 ĐTN: Ngày 29/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam chỉ đạo Cổng thông tin Thánh Gióng phối hợp với Trung tâm Sức khoẻ gia đình và Phát triển cộng đồng (CFC) tổ chức chương trình tập huấn Thanh niên hỗ trợ người cao tuổi phòng chống thông tin xấu độc trên không gian mạng.

Tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Xuân Hiếu, Uỷ viên BCH, Phó Trưởng ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn, Uỷ viên Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam; đồng chí Hoàng Tuấn Việt, Trưởng ban Biên tập Cổng tri thức Thánh Gióng; bà Nguyễn Thị Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm CFC; cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Hội LHTN Việt Nam, CFC Việt Nam, đại diện lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Chương Mỹ, Cựu Thanh niên xung phong và hơn 300 bạn đoàn viên, thanh niên huyện Chương Mỹ.

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Hiếu, Uỷ viên BCH, Phó Trưởng ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn, Uỷ viên Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam chia sẻ tại chương trình tập huấn.

 

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Xuân Hiếu, Uỷ viên BCH, Phó Trưởng ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn cho biết, trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 ngày nay, mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok, … đã trở lên phổ biến với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ ngày nay.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Hiếu, lợi ích của mạng xã hội là rất lớn, nó cung cấp nhiều nội dung nhanh, miễn phí và cũng là một kho tàng thông tin, kiến thức khổng lồ; kết nối bạn bè trên mạng xã hội; học hỏi kiến thức và những kỹ năng mới từ chính mạng xã hội; trao đổi thông tin thay cho cách truyền thống và kinh doanh. Cùng với đó, mạng xã hội mang nhiều lợi ích lớn nhưng cũng tồn tại nhiều tiềm ẩn và nguy cơ gây ảnh hưởng đến con người, thậm chí là an ninh, trật tự xã hội. Những thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của người tiếp nhận; làm cho người tiếp nhận có cách nhìn nhận lệch chuẩn. Đặc biệt là đối tượng tiếp xúc nhiều nhất là giới trẻ ngày nay. Từ đó, những người tiếp nhận sẽ có những hành động gây bất lợi cho nhà nước ở các phương diện mà họ tiếp cận.

Ngoài vẫn đề giới trẻ bị ảnh hưởng thì người cao tuổi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những thông tin trên không gian mạng. Chính vì vậy việc tổ chức chương trình tập huấn “Thanh niên hỗ trợ người cao tuổi phòng chống thông tin xấu độc trên không gian mạng” là việc làm rất cần thiết hiện nay. Thông qua chương trình, đồng chí Nguyễn Xuân Hiếu mong muốn, các bạn đoàn viên, thanh niên, hội viên nghiêm túc lắng nghe, trao đổi, thảo luận thẳng thắn mang tính xây dựng đối với những nội dung các báo cáo viên trình bày. Qua đó, có kiến thức, cái nhìn tổng quát, phương pháp tiếp cận thông tin và sử dụng mạng xã hội hiệu quả, đúng đắn; nhận biết thông tin sai sự thật. Tích cực phê phán, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên môi trường mạng xã hội…

 

Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, Chuyên gia tội phạm học, Cục Truyền thông Công an nhân dân, Bộ Công an chia sẻ về chuyên đề "Hướng dẫn kỹ năng cơ bản nhận diện và xử lý khi tiếp cận với thông tin giả, thông tin lừa đảo trên không gian mạng".

 

Đề cập nội dung, kỹ năng cơ bản nhận diện và xử lý khi tiếp cận với thông tin giả, thông tin lừa đảo trên không gian mạng. Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, Chuyên gia tội phạm học, Cục Truyền thông Công an nhân dân, Bộ Công an cho biết: “Để thực hiện hiệu quả hơn công tác đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, thời gian tới, ĐVTN cần nâng cao nhận thức chính trị, không đăng, chia sẻ những vấn đề đi ngược đạo đức, phong tục; không tham gia bình luận chủ đề mình không nắm rõ. Tổ chức Đoàn các cấp cần đa dạng hóa hình thức và phương pháp đấu tranh theo hướng thiết lập và sử dụng các website, blog, diễn đàn, đăng tải bài viết sâu sắc về lý luận - thực tiễn; chủ động cung cấp thông tin, phối hợp các cơ quan báo chí để viết bài đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên internet, trực tiếp là mạng xã hội… Qua đó vừa vô hiệu hóa các trang mạng “độc” vừa góp phần hướng dẫn dư luận xã hội”.

 

Chuyên đề “Thanh niên hướng dẫn Phòng chống thông tin xấu độc cho người cao tuổi” do bà Nguyễn Thị Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm CFC chia sẻ.

 

Được biết, chương trình tập huấn sử dụng cẩm nang An toàn trực tuyến do Google phối hợp với Trung tâm Sức khỏe gia đình và Phát triển cộng đồng (CFC Việt Nam) biên soạn để cùng chung tay với chính phủ Việt Nam tạo ra môi trường mạng Internet an toàn, lành mạnh. Với kinh nghiệm và uy tín triển khai các chương trình an toàn trực tuyến trên quy mô toàn cầu, Google đem đến những kiến thức và công cụ bảo vệ người dùng trên môi trường Internet. Vì vậy, bên cạnh những nội dung hữu ích, cuốn Cẩm nang còn có cách minh họa và trình bày dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.

 

Bà Tammy Pham, Giám đốc Marketing phụ trách thị trường Việt Nam tại Google Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ.

 

Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, tính tới tháng 6/2023, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam vào khoảng chiếm khoảng 78,59% dân số cả nước. Người dùng Việt Nam dành trung bình 7 tiếng mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan đến Internet. Trong đó, người cao tuổi là một trong những nhóm người sử dụng Internet tích cực tại Việt Nam với dân số từ 55 tuổi trở lên chiếm gần 20% tổng dân số sử dụng Internet. Bên cạnh đó, người cao tuổi là đối tượng chính của các cuộc tấn công mạng. Họ thường dễ tin và trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo. Mặc dù vậy, vẫn chưa có chương trình hay nội dung chính thức nào về "kiến thức số" hay "an toàn trực tuyến" dành riêng cho người cao tuổi tại Việt Nam.

Từ nhu cầu thực tế của người Việt Nam, cuối tháng 5/2023 Google đã tổ chức một số buổi phỏng vấn chuyên sâu về an toàn trực tuyến cho thanh niên và người lớn tuổi để tìm hiểu các mối quan tâm về an toàn trực tuyến của các thế hệ cũng như sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình trong việc hỗ trợ các hoạt động trực tuyến và nhận ra rằng thanh niên cũng cần được trang bị thêm kiến thức để tự tin trong việc hỗ trợ ông bà, cha mẹ…

 

Mỗi đại biểu khi tham dự chương trình tập huấn sẽ có một tờ cẩm nang để thuận tiện trong việc tiếp cận tài liệu 

 

Google cam kết giúp người dùng an toàn hơn khi trực tuyến. Trang web Trung tâm an toàn Google (https://safety.google/intl/vi/) đưa ra các công cụ giúp người dùng luôn an toàn, chẳng hạn, ứng dụng Kiểm tra mật khẩu giúp người dùng kiểm tra tính bảo mật của mật khẩu mà họ đã lưu vào tài khoản Google của mình. Người dùng có thể tìm hiểu xem mật khẩu có bị xâm phạm hay không, kiểm tra độ mạnh của mật khẩu và liệu bạn có từng sử dụng mật khẩu này nhiều lần hay không. Điều này giúp người dùng chủ động ngăn chặn nguy cơ lộ mật khẩu, tài khoản bị đánh cắp.

 

 

Bên cạnh đó, Hội LHTN Việt Nam có chung mục tiêu hỗ trợ người sử dụng Internet an toàn; các cán bộ đoàn, đoàn viên, hội viên, thanh niên cam kết giúp đỡ người cao tuổi và gia đình của họ được an toàn trên mạng Internet. Do đó, tại khóa đào tạo này, hai tổ chức đã triển khai chương trình thí điểm tập huấn cho các cán bộ Đoàn, đoàn viên, hội viên, thanh niên cách sử dụng các công cụ và kĩ năng để đảm bảo an toàn trực tuyến từ chia sẻ của các chuyên gia của Google. Từ đó, thanh niên sẽ tiếp tục hướng dẫn người cao tuổi sử dụng mạng Internet an toàn hơn, thu hẹp khoảng cách thế hệ và tạo nên môi trường Internet an toàn, lành mạnh và bổ ích.

Tác giả bài viết: Bảo Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay985
  • Tháng hiện tại32,877
  • Tổng lượt truy cập1,489,160
Liên kết nhanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?

Quảng cáo BT trái
Quảng cáo phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây